Hotline:

0918.404.190

0918.922.211

Kiểm định sơn chống cháy

Sau nhiều năm nghiên cứu, công ty DESAM đã sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm sơn chống cháy cho kết cấu thép ICONER, là loại sơn gốc dầu, một thành phần, dễ thi công, chất lượng tốt, độ bám dính với bề mặt sơn lót cao, có công thức điều chế đặc biệt nên màng sơn mỏng, nhanh khô, tiết kiệm thời gian thi công và chi phí cho nhà thầu, cho Chủ đầu tư. ICONER đang trở thành hệ sơn chống cháy được ưa chuộng nhất hiện nay do giá thành kinh tế và chất lượng ổn định, thủ tục thực hiện Giấy kiểm định nhanh chóng.

Sơn ICONER đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC bởi Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công An theo Giấy kiểm định số 7199/KĐ-PCCC-P9 ngày 03/11/2017 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH:

Sơn chống cháy là gì ? 

Sơn chống cháy là một sản phẩm dùng để sơn lên các bề mặt cần được chống cháy như: sắt thép, gỗ, bê tông,…Sơn chống cháy có thể chống cháy trong thời gian 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy theo nhu cầu chống cháy của từng công trình.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống cháy sản xuất với công nghệ và nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên sơn chống cháy gốc dầu đang được các công trình sử dụng nhiều hơn vì thời gian khô giữa lớp sơn nhanh và có thể thi công ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Thấu hiểu được điều đó công ty TNHH Vật Liệu Tiên Tiến DESAM sau nhiều năm nghiên cứu đã sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm sơn chống cháy cho kết cấu thép ICONER, là loại sơn gốc dầu, một thành phần, dễ thi công, chất lượng tốt, độ bám dính với bề mặt sơn lót cao, có công thức điều chế đặc biệt nên màng sơn mỏng, nhanh khô, tiết kiệm thời gian thi công và chi phí cho nhà thầu, cho Chủ đầu tư. ICONER đang trở thành hệ sơn chống cháy được ưa chuộng nhất hiện nay do giá thành kinh tế và chất lượng ổn định, thủ tục thực hiện Giấy kiểm định nhanh chóng. 

Kiểm định sơn chống cháy   

1. Cơ sở pháp lý 

  • Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013.
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày  24/11/2020

2. Nội dung và phương thức kiểm định 

 a. Nội dung 

  • Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

 b. Phương thức kiểm định 

  • Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện
  • Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
  • Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
  • Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;
  • Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25).

Thủ tục kiểm định sơn chống cháy

a) Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

  • Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
  • Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
  • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28); Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
  • Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

b) Thời gian kiểm định

  • Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
  • Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

 

Sơn ICONER đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC bởi Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công An theo Giấy kiểm định số 7199/KĐ-PCCC-P9 ngày 03/11/2017 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

DESAM

.
.
.