Hotline:

0918.404.190

0918.922.211

Các lỗi thường gặp ở sơn chống cháy thép và cách khắc phục

Sơn chống cháy có nhiều hệ sơn khác nhau, tuy nhiên hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại cơ bản và người ta gọi theo đúng thành phần của nó:

- Sơn chống cháy gốc dầuĐược ứng dụng rộng rãi hơn vì tính năng của nó tích hợp dùng được cả trong nhà và ngoài trời , bền bỉ hơn với thời tiết. Bằng việc sử dụng dung môi để hòa tan, sơn gốc dầu có khả năng kháng nước rất cao bảo vệ tốt công trình trong điều kiện khí hậu nhiệt đới .

- Sơn chống cháy gốc nướcSơn gốc nước là loại sơn mà thành phần nước được làm dung môi là chính, mang đến sự an toàn thân thiện với môi trường.

Một số hiện tượng sơn bị lỗi xuất hiện trong quá trình thi công hoặc trong quá trình vận hành sử dụng:

1. Màng sơn bị chảy

Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở sơn chống cháy

+ Nguyên nhân:

  • Do pha sơn không đúng tỉ lệ, pha nhiều dung môi khiến sơn bị loãng
  • Do tay nghề thợ kém, phun sơn không đều.
  • Máy móc thi công không đạt tiêu chuẩn, thiếu áp suất phun

+ Cách khắc phục:

  • Chờ sau khi lớp sơn khô hoàn toàn, dùng dao sủi hoặc giấy nhám ráp lại bề mặt.

2. Màng sơn xuất hiện lỗ chân kim, bọt khí

+ Nguyên nhân:

Chủ yếu do hiện tượng dung môi bay hơi nhanh, màng sơn quá dày, hơi k thoát ra được tạo thành các bọt khí. Màng sơn mỏng, dung môi bay hơi và tạo ra các lỗ chân kim.

+ Cách khắc phục:

  • Dùng giấy ráp hoặc dao sủi lại nhẵn bề mặt, sau đó dùng sơn chống cháy bả kín lại bề mặt bị rỗ.
  • Sau khi pha sơn, chờ sơn lắng xuống khoảng 10 sau đấymới tiến hành thi công

3. Màng sơn bị nhăn

+ Nguyên nhân:

Sơn lót yếu(kém chất lượng) thành sơn dung môi hòa tan trong sơn chống cháy, sau tiếp xúc màng sơn bị dung môi làm nóng dẫn đến hiện tượng màng sơn bị nhăn

+ Cách khắc phục:

  • Dùng giấy ráp hoặc dao sủi lại nhẵn bề mặt, sau đó dùng sơn chống cháy bả kín lại bề mặt bị nhăn.
  • Phun một lớp mỏng sơn chống cháy, sau đó làm sạch lại bề mặt này và tiếp tục thi công các lớp tiếp theo

4. Màng sơn bị nứt chân chim

+ Nguyên nhân:

Do tỉ lệ pha dung môi quá nhiều, khiến màng sơn không đồng nhất bị phá vỡ ngay sau khi sơn bắt đầu khô.

+ Cách khắc phục:

Dùng sơn chống cháy( chưa pha dung môi) bả lại bề mặt các vị trí bị nứt.

5. Bề mặt sơn da cam

+ Nguyên nhân:

  • Bề mặt vệ sinh không sạch, bám bẩn dầu mỡ
  • Máy móc thi công không đủ áp suất
  • Thợ phun sơn không đúng yêu cầu (khoảng cách phun quá xa)

+ Cách khắc phục

  • Dùng giấy nhám ráp lại bề mặt, trường hợp màng sơn bị lồi lõm sâu, phải yêu cầu bả lại bề mặt.

 

.
.
.